Thực trạng:
Máy nén khí hiện nay có hai loại máy nén khí trục vít-và máy nén khí piston hầu hết đều theo công nghệ cũ
thường được khởi động bằng hệ thống Sao-Tam giác, cách khởi động như trên dòng khởi động vô cùng lớn 3-4
lần dòng định mức thường gây ra tình trạng sụt áp trên lưới điện gây tổn thất điện năng và hao mòn cơ khí của máy
nén khí. Giãi pháp mới đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay đó là gắn thêm Biến tần cho máy nén khí để tiết
kiệm điện
Nguyên tắc hoạt động của biến tần:
– Biến tần có chức năng thay đổi tần số để thay đổi tốc độ của động cơ không đồng bộ và động cơ đồng bộ .
– Tính năng điều chỉnh dòng khởi động từ 0 tới dòng hoạt động ổn định của động cơ do vậy giảm sụt áp.
Lợi ích khí gắn biến tần cho máy nén khí
– Máy nén khí ở Việt Nam thông thường được thiết kế dư tải so với công suất sử dụng thực của nhà máy do vậy khi
đủ áp trong bình khí thì hơi được xả ra bên ngoài, trong khi động cơ vẫn chạy 100% tải dẫn tới hao phí điện năng.
Nếu ta gắn thêm biến tần thì biến tần điều chỉnh giảm tốc độ quay của động cơ theo áp suất khí cài đặt để tiết kiệm
điện cho máy nén khí.
– Dòng khởi động nhỏ không gây sụt áp trên lưới điện và giảm hao mòn cơ khí của máy nén.
Gắn biến tần cho máy nén khí như thế nào?
>>>Việc lắp đặt vô cùng đơn giản và không làm thay đổi tủ cũ, hệ thống cần có mạch bypass chuyển mạch từ biến tần
sang điện lưới khi biến tần gặp sự cố. Chỉ cần gặt công tắc chuyển mạch sang chế độ khởi động sao-tam giác như ban
đầu tránh tình trạng gián đoạn sản xuất.
1. Cách 1: Phương pháp điều khiển PID
Với phương pháp này sẽ có 1 cảm biến áp suất đăt tại bình chứa, khi áp suất trong bình giảm thì biến tần tự động
tăng tốc độ để đủ áp suất cài đặt, khi áp suất đủ thì biến tần tự động điều chỉnh giảm tốc độ của động cơ để tiết kiệm
điện.
2. Cách 2: Phương pháp chạy đa cấp tốc độ dựa theo tín hiệu Load/Unload từ Relay áp suất có sẵn trong hệ
thống
Cách này thì biến tần theo 2 cấp tốc độ, chạy theo tín hiệu Load(có tải) với tần số lớn nhất cài đặt trên biến tần (50, Và
Unload (Không tải) chạy tần số nhỏ nhất cài đặt trên biến tần hay gọi là tần số ngủ.
Lưu ý: Có thể lắp biến tần cho loại máy nén khí nào?
Có hai loại máy nén khí phổ biến hiện nay
1. Máy nén khí trục vít: chỉ cần lắp biến tần bằng công suất của động cơ
Lý do: máy nén khí trục vít có mô men khởi động lớn, hoạt động êm, nhẹ tải
2.Máy nén khí Pistong: Cần mô men khởi động lớn, dòng điện tăng cao nhất là khi khởi động và đủ áp do vậy cần lấy biến tần trên cấp với động cơ mới có thể đáp ứng được tải.
Điểm neo
Điểm neoLàm sao biết hệ thống của bạn nên lắp biến tần cho máy nén khí?
1. Đo đạc:
Cần khảo sát kỹ trong một chu kỳ hoạt động của máy nén khí làm việc luôn có thời gian Load (có tải) và thời gian
Điểm neoUnload (không tải) nếu máy nén khí có thời gian Unload(không tải) > Load(có tải) càng nhiều thì máy nén khí mới có
Điểm neokhả năng tiết kiệm điện cao, và mức độ tiết thiết kiệm bao nhiêu, và khả năng hoàn vốn thì thì phụ thuộc vào từng loại máy.
Điểm neoThao tác: Chuẩn bị Ampe kẹp dòng mô tơ, đồng hồ đếm thời gian
Kẹp đồng hồ vào 1 pha động cơ đo thời gian có tải T Load, dòng điện I (Load) và Thời gian không tải T Unload, Dòng
điện I Unload (Thấy dòng điện tăng cao đó chính là thời gian Load, dòng giảm xuống là thời gian Unload)
sau đó tính trung bình 10 chu kỳ được thời gian :T Unload(Không tải) và T Load(có tải).
– Kiểm tra công suất của động cơ
2. Tính toán:
Tính theo công thức của hãng Delta:
Nhập theo công thức của hãng Delta tại : công thức